Việc điều trị Ung thư phế quản-phổi bằng Đông Y thường được chọn trong một số trường hợp sau:
ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH
Chỉ định điều trị và tiên lượng bệnh phụ thuộc vào loại mô bệnh học, giai đoạn bệnh và chức năng hô hấp. Điều trị Ung thư không biệt hoá tế bào nhỏ
-Giai đoạn khu trú nửa lồng ngực:
+Tia xạ vào vùng u, vùng trung thất và thượng đòn, liều trung bình 65 Gy.
+Tia xạ dự phòng di căn não.
+Phối hợp điều trị hoá chất sau tia xạ.
+Thời gian sống thêm trung bình là 14 đến 18 tháng. Chỉ 15 đến 20% các bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn sống thêm trên 2 năm.
-Giai đoạn lan tràn:
+Điều trị hoá chất phối hợp điều trị tia xạ vào não.
+Thời gian sống thêm trung bình khoảng 10 tháng, không ai sống thêm ngoài 2 năm. Điều trị Ung thư phế quản-phổi không phải tế bào nhỏ
-Điều trị phẫu thuật:
+Chỉ áp dụng đối với các giai đoạn 0 đến giai đoạn IIIa.
+Từ giai đoạn IIIb chống chỉ định mổ.
Có 3 loại hình phẫu thuật thường được áp dụng :
+Cắt thuỳ phổi: Áp dụng đối với ung thư ở thuỳ phổi mà nội soi xác định tổn thương phế quản ngoại vi. Cắt thuỳ phổi kèm theo vét hạch vùng rồn thuỳ.
+Cắt lá phổi: Thường kèm theo vét hạch rốn phổi và trung thất, áp dụng đối với ung thư ở phế quản gốc, cạnh carina và/hoặc ung thư đã xâm lấn cực phế quản thuỳ trên. Có thể cắt lá phổi kèm theo cắt một phần màng tim, thành ngực.
+Phẫu thuật tiết kiệm nhu mô phổi bằng cắt phân thuỳ, cắt góc, cắt không điển hình, áp dụng đối với ung thư nhỏ nằm ngoại vi và chức năng hô hấp hạn chế. Sau 3 loại hình phẫu thuật này có thể phối hợp tia xạ hậu phẫu nhằm vào hạch trung thất, hạch thượng đòn hai bên và vùng thành ngực bị xâm lấn.
-Điều trị tia xạ: Với mục đích triệt căn hoặc làm cho bớt.
-Từ giai đoạn 0 đến giai đoạn IIIa nếu các điều kiện không cho phép phẫu thuật hoặc người bệnh từ chối làm phẫu thuật thì có thể áp dụng điều trị tia xạ triệt căn. Tia xạ vào vùng khối u, hạch trung thất và hạch thượng đòn. Liều trung bình 60-65 Gy.
-Giai đoạn IIIb và giai đoạn IV, điều trị tia xạ chỉ có tác dụng làm giảm bớt thể tích u và các triệu chứng.
-Các trường hợp thất bại khi điều trị tia xạ chủ yếu do thể bệnh ít đáp ứng tia, do bệnh nhân bỏ cuộc.
-Thời gian sống thêm 5 năm phụ thuộc vào giai đoạn bệnh :
+Giai đoạn I khoảng 50%
+Giai đoạn II khoảng 30%
+Giai đoạn IIIa khoảng 10-15%
+Giai đoạn IIIb dưới 5%
+Giai đoạn IV chỉ 1%
ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐÔNG Y
Việc điều trị Ung thư phế quản-phổi bằng Đông Y thường được chọn trong một số trường hợp sau:
-Vùng sâu, vùng xa, không có điều kiện kinh tế hoặc neo người chăm sóc đến bệnh viện điều trị.
-Chống chỉ định với phẫu thuật, thể bệnh ít đáp ứng với tia xạ. Hoặc người bệnh từ chối làm phẫu thuật. Đông Y không bắt buộc bệnh nhân phải làm những xét nghiệm cận lâm sàng mà quá tốn kém, nhưng rất là hoan nghênh bệnh nhân đến chữa mang theo những kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, và bệnh án hoặc là y bạ đã điều trị ở các cơ sở trước.
Sau đây là 1 số kinh nghiệm điều trị bệnh Ung thư phổi, tuỳ theo các triệu chứng (TC), chẩn đoán của các thầy thuốc (CĐ), Phép chữa (PC), Phương thuốc hay bài thuốc (P), Tên và liều lượng của các vị thuốc (D), Gia giảm tuỳ theo những triệu chứng (GG).** TC chung: Ho khan từng cơn do bị kích thích, không có đờm hoặc có rất ít đờm rãi bọt trắng; thấy ho ra máu; thấy đau ngực âm ỉ hoặc là dữ dội, điểm bị đau cố định, dùng thuốc giảm đau có ít hiệu quả; bị sốt do phế quản tắc gây ra nhiễm trùng, ở thời kỳ cuối do các tế bào hoại tử gây ra sốt; khó thở do các tế bào ung thư chèn ép hoặc là do nước màng phổi; ngoài ra còn bị đau các khớp xương, gầy yếu, ung thư di căn gây ra tiếng khan, nuốt khó khăn, mặt cổ bị phù; lưỡi sắc nhợt tím, rêu lưỡi sắc trắng nhớt hoặc màu vàng nhớt, mạch hoạt sác hoặc là tế huyền sác.
Cận lõm sàng: chụp phế quản có cản quang, chụp phổi cắt lớp; kiểm tra đờm tìm các tế bào ung thư; soi phế quản hoặc là sinh thiết.1)TC: Ho đờm ít hoặc có đờm trắng dính hoặc là đờm có máu, miệng, lưỡi khô, sốt khi về chiều, ra mồ hôi trộm, sắc lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng màu vàng dính, mạch hoạt sác.
CĐ: Ung thư phổi, Âm hư đờm nhiệt.
PC: Thanh hóa đàm nhiệt, Dưỡng âm nhuận phế.
P1: Thanh táo cứu phế thang [1] hợp Vĩ kinh thang [2] gia giảm.
D1: Nam sa sâm, Bắc Sa sâm, Mạch môn, Thạch hộc, Thiên môn, Tang bạch bì, Huyền sâm, Tế Sinh địa, Toàn Qua lâu, Ngư tinh thảo, Tử uyển, Bán chi liên, Lô căn tươi, Sơn đậu căn đều 12g, í dĩ 20g, Tỳ bà diệp, Đông qua nhân đều 12g, Xuyên bối mẫu, A giao đều 8g, Hải cáp xác 20g, sinh Thạch cao 30-40g. Sắc uống ngày 1 thang.
GG:
-Ngực đau nhiều, thêm: Tam thất, Uất kim, Ty qua lạc (sao Nhũ hương).
-Sốt kéo dài, thêm: Hạ khô thảo, Thất diệp nhất chi hoa, Bồ công anh.
-Ho nhiều, thêm: Cam hạnh nhân, Bách bộ.
-Ho ra máu lượng nhiều, cho thêm: Bạch cập, Sinh Đại hoàng.
-Ra mồ hôi nhiều, cho thêm: Rễ ngô, Mẫu lệ, Phù tiểu mạch.
2)TC: Ho nghe tiếng nhỏ, ít đờm, đờm lỏng và nhớt, khó thở, tiếng nói nhỏ, mệt mỏi, hay muốn nằm, ăn ít, người gầy yếu, sắc mặt nhợt nhạt, miệng khô, chất lưỡi sắc đỏ, mạch tế nhược.
CĐ: Khí âm lưỡng hư, Ung thư phổi.
PC: Thanh nhiệt hóa đờ
source: https://sebastienizambard.net/
Xem thêm các bài viết về Sức Khỏe: https://sebastienizambard.net/category/suc-khoe/